Thị trường bất động sản Long An phát triển nhanh, kéo theo đó là hàng loạt vấn đề tiêu cực nảy sinh theo. Bên cạnh các nhóm có mồi, trung gian, nhiều doanh nghiệp BĐS cũng bị tố lừa đảo khách hàng.
Tại nhiều diễn đàn trên Facebook, Zalo, LinkedIn,… hàng loạt khách hàng đang thi nhau “kể khổ” về việc đầu tư bất động sản tại Long An của mình. Bên cạnh những nhà đầu tư nhanh chóng giàu lên với nhà đất Long An, không ít người phải khốn đốn, trắng tay vì đặt lòng tin nhầm các doanh nghiệp lừa đảo.
Nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp lý, lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng
Hình thức quy hoạch đất nông nghiệp, tự lập dự án, tự phân lô bán cho khách hàng không chỉ ở Long An mà nhiều địa phương khác cũng đang tràn lan. Sau vụ việc của địa ốc Alibaba và đầu năm 2019, nhiều dự án khác cũng bị vỡ lở. Hàng ngàn khách hàng đổ vài trăm thậm chí và tỷ đồng nhưng hầu hết các dự án chỉ nằm trên giấy hoặc chủ đầu tư tự ý phân lô mà không được UBND tỉnh phê duyệt.
Một trường hợp cụ thể vừa mới diễn ra vào đầu năm 2020, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An cho biết, các đơn vị nghiệp vụ thuộc đơn vị này vừa ra thông báo truy tìm loạt lãnh đạo của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng BĐS Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) liên quan đến vụ việc tố giác tội phạm về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường (xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà).
Theo thông tin từ đại diện Sở Xây dựng Long An cho biết, dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường có quy mô chỉ 9,4ha, được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 với 14 khu. Tuy nhiên, Công ty Hưng Thịnh mở bán, ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn 2 có quy mô 27ha nằm ngoài quy hoạch với khách hàng là không đúng quy định.
Chậm sổ đỏ cũng bị tố lừa đảo khách hàng
Do chưa nhận thức được tính chất nghiêm trọng của từng loại vi phạm khác nhau, nhiều khách hàng và nhà đầu tư vẫn chưa phân biệt rõ khi nào sẽ tố cao, khi nào khiếu nại,… Bên cạnh các doanh nghiệp đã được cơ quan điều tra xác định có hành vi lừa đảo hoặc vi phạm nghiêm trọng. Một số dự án chậm ra sổ đỏ cũng đang bị hiểu nhầm là lừa đảo khách hàng.
Nếu như hiểu một cách thông thường thì việc chậm trễ so với thời gian cam kết là lừa đảo. Nhưng xét về pháp lý, nếu chỉ nằm trong khoảng thời gian cho phép và chưa từng có đơn khiếu nại thì chưa thể xem là lừa đảo khách hàng.
Điển hình như, Tập đoàn Trần Group vào đầu năm 2019, liên tục bị “réo” tên trong các group tố cáo lừa đảo của khách hàng. Ngay khi tìm kiếm cụm từ “Trần Anh Group lừa đảo” trên Google cũng sẽ có rất nhiều kết quả trả về. Trên thực tế, doanh nghiệp này chỉ từng mắc một số sai phạm về pháp lý trong các dự án như: Bella Vista, giai đoạn đầu của dự án Phúc An City. Vài năm trở lại đây, các sai phạm đã được hạn chế đáng kể. Riêng tình trạng chậm cấp sổ đỏ chỉ diễn ra ở một số ít dự án. Thời gian chậm trễ cũng nằm ở mức cho phép và phía doanh nghiệp này cũng đã khắc phục hiệu quả. Ở một vài dự án, Trần Anh Group sẽ để khách hàng cầm sổ chưa chuyển đổi ngay từ đầu để an tâm.
Ngoài Trần Anh Group và trường hợp vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng BĐS Hưng Thịnh vừa nêu trên. Báo Long An cũng thường xuyên cập nhật danh sách các dự án và doanh nghiệp bất động sản vi phạm trên địa bàn để người dân nắm thường xuyên và có ý thức đề phòng khi mua hoặc đầu tư bất động sản Long An.
> Xem thêm: