Giải ngân đầu tư công tạo hú hích cho bất động sản 2022, bất động sản Đà Nẵng kỳ vọng sẽ “bật dậy” mạnh mẽ, sân bay Long Thành thúc đẩy phát triển 5G, bất động sản Long An vào đường băng cất cánh,… là những tin bất động sản 24h đáng chú ý nhất trong tuần qua.
Nội Dung Bài Viết
Giải ngân đầu tư công tạo cú hích cho bất động sản 2022
Theo các chuyên gia bất động sản, giải ngân các dự án hạ tầng sẽ góp phần thúc đẩy bất động sản phát triển và tạo lực đỡ phục hồi kinh tế.
Chiều ngày 23/12 tại buổi hội thảo “Gói kích thích kinh tế, quy hoạch và cơ hội đầu tư bất động sản năm 2022”, nhiều chuyên gia cho biết trong năm 2022, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án hạ tầng huyết mạch sẽ tạo ra cú hích tích cực cho thị trường địa ốc.
Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam cho biết, hiện nay kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn bình thường, nền kinh tế tăng trưởng khá chậm nên rất cần gói kích thích lớn với tham vọng không chỉ phục hồi mà còn phải bứt phá mạnh mẽ hơn nữa.
Bất động sản Đà Nẵng kỳ vọng “bật dậy” mạnh mẽ
Theo kế hoạch, dự kiến từ đầu tháng 1/2022, ngành du lịch Đà Nẵng sẽ bắt đầu thí điểm đón khách quốc tế trở lại. Quảng Nam, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Quảng Ninh, Khánh Hòa và Đà Nẵng là những địa phương đầu tiên trên cả nước được thí điểm đón khách quốc tế. Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý chủ trương thí điểm mở lại đường bay quốc tế. Đây chính là động lực để ngành du lịch và bất động sản Đà Nẵng sớm bật dậy.
Sân bay Long Thành thúc đẩy phát triển 5G tại Đồng Nai
Việc khởi công sân bay Long Thành sẽ kéo theo việc phát cơ sở hạ tầng viễn thông 5G để đồng bộ và đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động tại Đồng Nai.
Theo ông Lê Hoàng Ngọc, Đồng Nai cần ứng dụng công nghệ mới 5G để đồng bộ hóa hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đón đầu Sân bay quốc tế Long Thành. Việc chuyển đổi số ở Đồng Nai có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông với nhiều công nghệ thế hệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây…
Hiện toàn tỉnh Đồng Nai đã phát triển mới các trạm thu, phát sóng thông tin di động đảm bảo vùng phủ sóng 4G/5G tới tận các ấp, khu phố trên địa bàn toàn tỉnh.
Lâm Đồng: Vụ lợi dụng hiến đất mở đường để tách thửa
Ngoài TP. Bảo Lộc, huyện Lâm Hà vừa phát hiện nhiều trường hợp lợi dụng hiến đất mở đường để thực hiện việc tách thửa đất rồi phân lô, bán nền.
Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) vừa ký ban hành Kết luận số 06/KL-UBND về việc ban hành kết luận kiểm tra về công tác tham mưu việc hiến đất làm đường và cho ý kiến đối với các trường hợp tách thửa trên địa bàn huyện. Kết luận kiểm tra đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế liên quan đến việc tham mưu về việc hiến đất làm đường.
Áp lực nhà ở cho người lao động tại Tân Uyên
Theo định hướng của tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2020 – 2025 Tân Uyên sẽ tiếp tục phát triển đô thị công nghiệp – dịch vụ. Các khu công nghiệp trên địa bàn như Nam Tân Uyên, VSIP 2, Đất Cuốc, Uyên Hưng… đã lấp đầy nên sắp tới Tân Uyên sẽ phát triển thêm một số khu công nghiệp mới. Đáng chú ý là khu công nghiệp VSIP 3 với tiện ích lên đến 1.000ha khi đi vào hoạt động sẽ thu hút rất nhiều lao động đến làm việc.
Phần lớn diện tích tự nhiên của Tân Uyên được quy hoạch phát triển khu công nghiệp và thương mại – dịch vụ. Nên bài toán đặt ra cho giai đoạn sắp tới là phát triển các dự án nhà ở đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của người dân. Tuy nhiên, việc khan hiếm quỹ đất sạch, pháp lý hoàn chỉnh nên khiến cho các nhà phát triển dự án bất động sản đau đầu.
Bất động sản Long An vào đường băng cất cánh
Theo nguồn tin nóng bất động sản mới nhất vừa cập nhật được, huyện Bình Chánh (TPHCM) công bố lộ trình chuyển thành quận hoặc lên thành phố vào năm 2025 và việc Long An khởi động một loạt dự án hạ tầng giao thông trị giá hàng tỷ đô đang kích thích dòng vốn đầu tư bất động sản chảy về các khu vực giáp ranh như Bến Lức, Tân An… Do vậy, cơ sở để giá đất tăng mạnh là rất hiện thực và bất động sản Long An đang đứng trước thời cơ vàng để cất cánh.
Hàng trăm dự án ách tắc, giá nhà bị đẩy lên cao
Hiện nay, tại TP.HCM còn khoảng 150 dự án bị ách tắc do khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 chưa được áp dụng vào thực tiễn.
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết trong giai đoạn 2015-2020, khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2013 chỉ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng “đất ở”, có nghĩa là nhà đầu tư phải có “100% đất ở” mới được công nhận chủ đầu tư.
Theo khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 (được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020) tuy đã bổ sung thêm trường hợp công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng “đất ở hợp pháp và các loại đất khác”, nhưng vẫn còn 2 trường hợp không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư chỉ có quyền sử dụng đất nông nghiệp, hoặc chỉ có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
Cần Thơ: Dự án chưa triển khai, đất đã “sốt”
Mặc dù dự án giao thông lớn tại Cần Thơ chỉ đang trong giai đoạn triển khai nhưng giá đất tại đây đã tăng lên một cách chóng mặt. Cụ thể là: Tuyến đường vành đai phía Tây, dự án ĐT918 – xây dựng và nâng cấp giai đoạn 1, dự án Xây dựng và nâng cấp mở rộng ĐT917,… Những dự án này đã được UBND Cần Thơ phê duyệt.
Hiện giá đất nông nghiệp giáp thủy lợi dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/m2. Còn đất giáp lộ ô tô, có giá tới 2.500.000-2.700.000 đồng/m2, nhưng vẫn không có đất để bán.
TP.HCM, cơ hội từ chuyển đổi hàng ngàn héc-ta đất lúa
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đã tạo kỳ vọng bổ sung quỹ đất sạch vốn đang khan hiếm và tạo sự bứt phá cho nền kinh tế TPHCM. Song song đó, vẫn còn nhiều thách thức.
Hội đồng nhân dân TP.HCM đã thông qua danh mục 27 dự án cần thu hồi đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022. Trong đó có 12 dự án cần thu hồi đất (đất trồng lúa). Đối với đất trồng lúa trong các dự án cần thu hồi đất, sau khi UBND TPHCM phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cấp quận/huyện, Thành phố sẽ trình HĐND TP.HCM danh mục các dự án có chuyển mục đích đất trồng lúa theo đúng quy định.
TP.HCM: Cầu nối Bình Tân và Tân Phú hơn 500 tỷ đồng đã thông xe nhánh đầu tiên
Sau 4 năm thi công dự án cầu Bưng bắc qua kênh Tham Lương nối hai quận Bình Tân và Tân Phú đã thông xe nhánh đầu tiên. Dự án này được xây dựng trên tuyến đường Lê Trọng Tấn tiếp giáp quận Tân Phú và Bình Tân được khởi công năm 2017 với số vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng.
Theo thiết kế, cầu Bưng mới bắc qua kênh Tham Lương có tổng chiều dài 560m, trong đó xây cầu mới dài 212m, rộng 21 – 24m để thay thế cho cống tròn trước nay chỉ có đường kính 1m và mặt đường trên cống chỉ rộng 7m.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Xử nghiêm phân lô tách thửa trái quy định
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa chỉ đạo các địa phương trên địa bàn xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất trái phép, không đúng mục đích, tự ý phân lô, tách thửa không đúng quy định, đặc biệt tại các khu vực kêu gọi thu hút đầu tư dự án.
Trong đó, cần đánh giá lại các yếu tố phát sinh có liên quan như hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… khi kiến nghị điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch các loại đất, đề xuất giải pháp thực hiện và quan tâm quy hoạch sử dụng đất 2 bên các tuyến đường, để tạo quỹ đất sạch khi triển khai đầu tư mới các tuyến đường giao thông, nhằm phát triển đô thị, tạo nguồn lực cho ngân sách..
Bình Chánh: Gần 13.500 hộ dân bị kẹt cứng
Có những đồ án quy hoạch 1/2.000 được duyệt từ hơn 25 năm đã lạc hậu nhưng không được điều chỉnh. Sáng ngày 21/12, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã giám sát huyện Bình Chánh về việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác quy hoạch trên địa bàn thành phố kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành.
Theo UBND huyện Bình Chánh, hiện nay huyện có gần 13.500 hộ dân đang kẹt cứng vì quy hoạch dân cư xây mới. Điều này không chỉ khiến cho người dân phải chịu thiệt thòi mà còn khiến cho huyện gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển đô thị.
Trên đây là những tin bất động sản 24h nóng nhất trong tuần qua. Hãy theo dõi thêm các bài tin tức, tin thị trường bất động sản tại https://www.daihungthinh.org/ để biết thêm thông tin hữu ích.
>>>Xem thêm: